HƯỚNG DẪN ĐỌC DỮ LIỆU CÔNG TƠ TỪ XA

BẰNG CHƯƠNG TRÌNH DATA LINK+

(Tài liệu đính kèm văn bản số: /CV/ĐL2-7 ngày /07/2007)


 

  1. Giới thiệu:

Phần mềm cập nhật dữ liệu DatalinkPlus thu thập số liệu từ các công tơ điện tử Vision / A1700 và lưu lại trong cơ sở dữ liệu để quan sát và phân tích số liệu. Có thể giám sát tối đa tới 997 công tơ làm việc.

Quá trình thu thập số liệu được tiến hành một cách tự động từ một hoặc nhiều công tơ làm việc. Mỗi công tơ có thể hoặc tại chỗ, hoặc từ xa đối với chương trình Central Station, và được ghép nối trực tiếp (cáp RS 232), từ Modem thông qua hệ thống điện thoại công cộng PSTN, hoặc qua đường truyền riêng (mạng điện thoại nội bộ) hoặc qua mạng vô tuyến PAKNET.

Ở phần này này chỉ hướng dẫn cách thiết lập cấu hình để đọc công tơ vận hành trong cùng một hệ thống và kết xuất dữ liệu.


 

  1. Cài đặt và thiết lập cấu hình:
  1. Cài đặt chương trình:

    Tạo thư mục C:\ABB

    Copy 8 file trong chương trình Data Link+ vào thư mục C:\ABB


     


     


     


     


     


     


     


     


     


     


     

    Chạy file SETUP.EXE


     


     


     


     


     


     


     


     


     


     


     


     


     


     

    Sau khi cài đặt, một vài thư mục phụ trong thư mục ABB\CS sẽ được thiết lập như sau:

Data

Chứa đựng các file liên quan tới cơ sở dữ liệu bên trong được sử dụng bởi chương trình Central Station. Thư mục này công lưu trữ mọi số liệu về cấu hình hệ thống kể cả các số liệu đọc từ công tơ.

Dat

Chứa đựng các file hệ thống và người sử dụng không được sửa đổi các file này.

Export

Khi tuỳ chọn Export được sử dụng, các file được kết xuất sẽ được lưu trữ trong thư mục này.


 

  1. Khởi động chương trình:
  • Khởi động chương trình Data Link+
  • Nhập mật khẩu truy nhập vµo ch­¬ng tr×nh:

    Mật khẩu mặc định ban đầu của chương trình được đặt là:

    222222 (truy nhập đặc quyền)

    111111 (truy nhập bình thường)

    Cửa sổ chương trình sẽ xuất hiện như sau:


     


     


 


 


 


 


 


 

  1. Thiết lập cấu hình:

Các thông số được thiết lập bao gồm: kiểu công tơ làm việc, thiết lập phần truyền thông và các tùy chọn phần thời gian.

Chọn mục Configuration :

  1. Centre station number (Số định danh công tơ trung tâm):

    Mỗi công tơ phải được gán số định danh riêng biệt và duy nhất. Số này cho phép các công tơ làm việc công tác với nhau. Mục đích của việc đặt số định danh công tơ để phân biệt nguồn số liệu được lưu trữ.

    Đối với ứng dụng chỉ có duy nhất một công tơ trung tâm, số của công tơ trung tâm sẽ được gán mặc định là 1. Không cần thiết phải thay đổi số này.


     


     


     


     


     


     


     


     

    Hộp thoại cho phép có thể xác định hai tuỳ chọn.

    Tuỳ chọn thứ nhất là bản thân số định danh của công tơ trung tâm. Chọn hộp soạn thảo có tên 'Number' và nhập vào chữ số theo yêu cầu.

    Tuỳ chọn thứ hai là một hộp chọn có tên "Display in title bar". Nếu đánh dấu hộp chọn, số định danh của Công tơ trung tâm sẽ được hiển thị như là một phần của tiêu đề trong cửa sổ chương trình chính.

    Khi các tuỳ chọn theo yêu cầu đã được chọn, nhấn vào OK để lưu. Sử dụng phím Cancel để không thực hiện việc chọn các tuỳ chọn này.

  2. Define Outstation (Xác định công tơ làm việc):
  • Mỗi công tơ trong hệ thống phải được cấu hình trước khi thu thập dữ liệu.
  • Tùy chọn này cho phép bổ sung số công tơ làm việc và sửa đổi các thông số của công tơ đã được thiết lập.


     


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 

Outstation Number (số định danh công tơ)

Mỗi công tơ làm việc trong một hệ thống phải có một chữ số nhận dạng duy nhất và có thể được xác định khi công tơ đó được đưa vào vận hành. Nhập số định danh công tơ vào trong hộp thoại này (tối đa tới 997).

Lưu ý:

Nếu một công tơ làm việc khác với cùng số định danh đã được thiết lập, một cảnh báo số Outstation Number này đã được sử dụng sẽ được hiển thị.

Oustation Name (tên công tơ làm việc)

Tên công tơ sẽ được xuất hiện trong bản danh sách đã được xác định. Tên công tơ / điểm đo có thể là một chuỗi ký tự text bất kỳ, dài tối đa là 15 ký tự.

Old & New security (mật khẩu cũ và mới)

Chương trình DataLink bắt buộc phải có mật khẩu này trong mọi phần truyền thông để có thể nhận được sự đáp ứng cho các thông tin được gửi đến công tơ. Khi vận hành ban đầu, mật khẩu này được đặt là một chuỗi gồm 8 gạch ngang.

Nếu bạn không nhập mật khẩu vào hộp "Old Security", các thông tin sẽ vẫn được lưu lại. Tuy nhiên, sự kết nối với công tơ sẽ bị ngăn chặn cho đến khi mật khẩu được nhập vào.

Phone/Switch Number (Số Phone/chuyển mạch)

Mục này phụ thuộc vào kiểu kết nối truyền thông của công tơ:

Đối với các công tơ kết nối thông qua modem, nhập số điện thoại công tơ.

Đối với các công tơ kết nối trực tiếp (cáp RS 232, đầu đọc quang), hộp này được để trống.

Oustation Type (Kiểu công tơ làm việc)

Trường Oustation Type cung cấp danh sách của các kiểu công tơ làm việc được phần mềm trợ giúp.

Một vài kiểu công tơ có những đặc điểm riêng được phản ánh trong ô thoại khi việc lựa chọn được thực hiện, ví dụ công tơ kiểu A1700 luôn luôn có 14 kênh.

Khi loại công tơ Vision / A1700 được chọn, một tuỳ chọn gồm 14 kênh, trong đó chỉ sử dụng kênh 1, 2, 8, 9 để truy xuất dữ liệu.

Nếu công tơ làm việc được sử dụng để nhập số liệu bằng tay hoặc số liệu từ một nguồn khác công tơ làm việc, chọn kiểu 'Manual'

External Synchronised (Đồng bộ từ nguồn bên ngoài)

Hộp chọn này được chọn để chỉ ra rằng công tơ sẽ lấy thời gian của nó thông qua một nguồn thời gian bên ngoài và do đó không cần đồng bộ thời gian từ chương trình Data Link. Công tơ này sẽ không nhận bất cứ tín hiệu đồng bộ tự động nào thiết lập bởi chương trình Data link, cũng như việc đặt thời gian bằng tay.

Đối với các công tơ trong công tơ 110kV do Công ty Điện lực 2 quản lý, không chọn mục này.

Communication Method (Biện pháp truyền thông)

Hộp thoại này để xác định biện pháp truyền thông chương trình Data link sẽ sử dụng để kết nối với một công tơ làm việc xác định. Ví dụ, chọn 'Modem' chỉ ra rằng chương trình sẽ sử dụng của đường dây điện thoại và thiết bị modem. Trong trường hợp này, DataLink yêu cầu phải xác định rõ số điện thoại vào ô thoại.

Các tuỳ chọn hiện có như sau:

  • Modem nối với mạng điện thoại công cộng PSTN hoặc mạng nội bộ
  • Chuyển mạch điện tử kiểu Inmac
  • Nối trực tiếp: sử dụng cáp thông tin nối trực tiếp với máy PC.
  • Thiết bị Paknet, mạng thông tin chuyển mạch vô tuyến nối trực tiếp.

Edit Chanel (Soạn thảo các kênh số liệu)

Để xác định tên, số kênh và các thông số của các kênh số liệu của công tơ, phần Edit Channel sẽ kích hoạt một hộp thoại thứ hai hiển thị 8 kênh đầu tiên.

Nếu có nhiều hơn 8 kênh được xác định cho một công tơ làm việc, sử dụng nút Page up và Page down tại phần đáy hộp thoại để chuyển tới các kênh khác.


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 

Mỗi hàng trong hộp soạn thảo tương ứng với một kênh. Cột thứ nhất chứa đựng tên của kênh, cột thứ hai là giá trị xung và cột thứ ba là đơn vị.

Nhấn nút OK khi việc soạn thảo các kênh đã hoàn thiện.

Chanel Name (Tên kênh)

Tên của kênh được người sử dụng định rõ và được sử dụng như là một tham chiếu của kênh theo cách tương tự như đối với tên công tơ làm việc. Nếu tên kênh không được xác định, một tên sẽ được gán cho kênh đó khi quá trình định nghĩa công tơ làm việc được lưu lại. Tên được lấy dạng SxxxCyyy với "x" là Outstation number (số công tơ) và "y" là channel number (số kênh), ví dụ kênh số 5 của công tơ làm việc số 7 sẽ được gán tên là S007C005.

Pulse Value (Giá trị xung)

Giá trị xung là hệ số nhân được áp dụng cho các giá trị số liệu được đọc về. Số liệu đọc từ công tơ làm việc thông thường bao gồm các xung đếm được trong một chu kỳ tích phân. Các giá trị đó cần được chuyển đổi thành số đơn vị điện năng mà công tơ đã đếm được trong chu kỳ đó. Điều này đạt được bằng cách nhân số xung đếm được với giá trị xung. Ví dụ, một công tơ có thể phát một xung tướng ứng với 0.75kWh và do đó giá trị xung = 0.75

Nếu công tơ phát 100 xung trong một chu kỳ, số đếm tăng lên trong chu kỳ đó bằng 100 x 0.75 hoặc 75kWh.

Units (Đơn vị)

Cột Units hiển thị đơn vị đo của kênh. Đó là đơn vị của giá trị nhận được bằng cách nhân số xung đếm được với giá trị xung. Trong ví dụ trên, đơn vị là kWh.

Connected (Được kết nối)

Do các kênh của công tơ làm việc một cách tổng quát là bội số của 16, không có gì là bất thường nếu có một hoặc nhiều kênh không được sử dụng.

Mỗi kênh có một hộp chọn tương ứng bên dưới cột 'Connected'. Nếu không tùy chọn thì có nghĩa kênh đó sẽ không được kết nối. Sẽ không có số liệu nào được lưu trữ cho kênh đó. Trạng thái mặc định của các kênh là connected (được kết nối).

Điều này có hai ý nghĩa:

  • Sẽ làm giảm yêu cầu về số lượng khoảng trống lưu trữ số liệu.
  • Nếu phần mềm công tơ làm việc được sử dụng đúng, số liệu sẽ không được thu thập và do đó sẽ làm giảm yêu cầu về thời gian thu thập số liệu.

Ghi chú: Datalink yêu cầu kênh số 1 phải luôn luôn được kết nối và không cho phép không lựa chọn kênh này.

Check 0 (Kiểm tra giá trị 0)

Datalink kiểm tra mọi số liệu đọc về từ công tơ và có thể phát hiện nếu có giá trị bằng 0. Đối với một vài kênh, điều này có thể không quan trọng vì nó có thể chỉ ra một phần của máy móc bị ngắt điện hoặc không tiêu thụ công suất phản kháng tại thời điểm hiện tại. Trong các kênh đó, trường Check 0 nên được reset (gỡ bỏ dấu chọn) và từ đó sẽ không có thông tin báo lỗi được ghi lại. Đối với các kênh như các lộ chính hoặc các kênh mà liên tiếp có tải, trường Check 0 nên được chọn (đánh dấu chọn), sau đó nếu kênh này phát hiện ra số 0, lỗi này sẽ được ghi lại chỉ ra rằng một số sự cố đã diễn ra. Giá trị mặc định cho mỗi kênh là reset.

  1. Communication Setup (Thiết lập phần thông tin)

    Tuỳ chọn Communication Setup cho phép nhiều tuỳ chọn tham dự vào phần thông tin truyền thông với công tơ làm việc có thể được chọn. Khi chọn Comms Setup, hộp thoại sau sẽ xuất hiện:


     


     


     


     


     


     


     


     


     


     

    Baud rate (tốc độ truyền thông)

    Tốc độ truyền có thể được chọn cho mỗi cổng truyền thông bằng cách chọn giá trị trong hộp danh sách được hiển thị. Tốc độ được chọn phải phù hợp với tốc độ của công tơ sẽ được truy nhập bởi cổng truyền thông đó nếu không việc đọc số liệu sẽ không thể thực hiện được.

    Mọi phép truyền thông đều là hai chiều.

    Vsion / A1700 phải được đặt với tốc độ 2400 baud

    Phone Type (chế độ quay số điện thoại)

    Nếu bất cứ công tơ làm việc nào của hệ thống được truy nhập thông qua modem, ưu tiên chọn chế độ "Tone".

    Link (kiểu kết nối)

    Datalink sử dụng phần này để xác định địa chỉ mà phần thông tin sẽ được gửi tới các công tơ làm việc riêng lẻ. Bất cứ công tơ được xác định kết nối bằng modem sẽ được truy nhập thông qua cổng thông tin xác định mà modem được kết nối.

    Maximum Retrieval attempts (Số lần truy nhập lại để đọc thông tin)

    Xác định số lần chương trình DataLink sẽ cố gắng để kết nối với một công tơ trong chế độ đọc số liệu tự động. Nếu việc kết nối không thành công, Datalink sẽ chuyển công tơ này xuống dưới cùng của danh sách các cuộc gọi và sẽ tiến hành gọi lại công tơ này sau khi đã kết nối xong với các công tơ còn lại.

  2. Tự động xuất dữ liệu

    DataLink có tính năng tự động xuất dữ liệu nhận được sang các file dạng ASCII hoặc các định dạng khác. Điều này đặc biệt có ích khi dữ liệu nhận được phải được nhập vào một hệ thống chương trình bên ngoài như một phần của công việc hàng ngày.

    Các tiện ích của chương trình DataLink:

  • Các mục số liệu nhất định có thể được xuất ra sau khi việc thu thập số liệu đã được tiến hành bằng cách sử dụng Manual Export (xuất dữ liệu bằng tay)
  • Các định dạng file khác nhau cho việc xuất dữ liệu theo chu kỳ.
  • Thu nhận số liệu trước hoặc sau bằng cách đặt khoảng thời gian thông qua việc sử dụng tuỳ chọn Time Shift (chuyển dịch thời gian)


 

Daily (hàng ngày)

Tuỳ chọn này cho phép tự động xuất dữ liệu hàng ngày.

Nhấn vào Automatic Export (tự động xuất dữ liệu). Nhấn vào Daily (hàng ngày). Hộp thoại sau sẽ xuất hiện:


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 

Các phần tử chính của hộp thoại được mô tả như dưới đây:

Export after (xuất dữ liệu sau khi)

Có ba hộp chọn xác đúng thời điểm quá trình tự động xuất dữ liệu sẽ được tiến hành. Nếu không có hộp chọn nào được chọn, việc tự động xuất dữ liệu sẽ không được thực hiện. Nếu một hay nhiều hộp được chọn, bất cứ lúc nào khi quá trình truyền thông diễn ra, số liệu sẽ được ghi vào Export file, ví dụ nếu 'Automatic Retrieval' được chọn, việc xuất dữ liệu sẽ được diễn ra tại thời điểm kết thúc của mỗi lần tự động thu thập số liệu.

'Full day period Monitor' chỉ ra rằng quá trình xuất dữ liệu sẽ diễn ra khi số liệu của một ngày được thu thập bằng cách sử dụng Period Monitor.

File type (kiểu file)

Là một hộp (hoặc danh sách trải xuống) hiển thị các định dạng file có sẵn mà các số liệu kết xuất sẽ được ghi lại. Mỗi kiểu file được xác định hoàn toàn trong Export File Formats (định dạng file xuất ). Chú ý rằng các tên file riêng rẽ được thiết lập phụ thuộc vào sự quy ước bao gồm kiểu file, Outstation number và ngày tháng của các số liệu liên quan.

Chọn kiểu file từ hộp thoại bằng cách nhấn vào mũi tên trải xuống để hiển thị danh sách và sau đó nhấn chuột vào kiểu định dạng theo yêu cầu.

Path (đường dẫn)

Hộp soạn thảo này cho phép xác đónh các đường dẫn cho các file. Có thể nhập vào bất cứ đường dẫn hợp lệ nào, và các file sẽ được tạo lập tuân theo đường dẫn đó, đồng thời tên file cóng được tạo lập một cách tự động.

Period Export (Chu kỳ xuất dữ liệu)

Tuỳ chọn này cho phép chọn các định dạng file khác nhau để xuất các dữ liệu theo chu kỳ.


 


 


 


 


 


 


 


 

Khi tuỳ chọn này được tạo khả năng, DataLink sẽ thu thập số liệu cho tới chu kỳ 1/2 giờ cuối cùng và xuất dữ liệu dưới định dạng được chọn theo đường dẫn đã định. Khi thời gian trôi qua tới 1/2 giờ tiếp theo, Data link sẽ thu thập số liệu của 1/2 giờ cuối cùng và cập nhật file xuất với số liệu đã nhận được trong 1/2 giờ.

Chọn Period Export trong hộp thoại Automatic Export.

Áp dụng các giá trị xung

Hộp chọn này xác định các giá trị số liệu được ghi vào file dữ liệu có được nhân với giá trị xung tương ứng với kênh số liệu đó hay không. Nếu hộp chọn này được đánh dấu chọn, giá trị xung sẽ được áp dụng. Nếu không được chọn, giá trị thô của số xung đếm được sẽ được ghi lại.

Mỗi khi tất cả các tuỳ chọn được chọn

Nhấn nút OK hoặc nhấn phím Return. Sự lựa chọn sẽ được lưu lại.

Không một hành động nào nữa sẽ diễn ra cho đến khi một trong các quá trình truyền thông theo chọn lựa được thực hiện.

Chú ý: Định dạng file kiểu 'Settlement' sẽ không có khả năng áp dụng được các giá trị xung đối với các thông số. Tuỳ chọn này sẽ không có sẵn khi định dạng file kiểu 'Settlement' được chọn.

Time Shift (dịch chuyển thời gian)

Tuỳ chọn này cho các số liệu kết xuất được dịch chuyển theo thời gian cho phép thực hiện việc "Daylight Saving - tiết kiệm ánh sáng ban ngày".

  1. Extended Validation (kiểm tra đánh giá số liệu)

    Số liệu nhận được bởi chương trình Datalink thông thường được kiểm tra để có thể báo lỗi trong bảng Alarm/status (Bảng cảnh báo/trạng thái). Tuỳ chọn 'Extended Validation' cho phép tiến hành kiểm tra xác nhận số liệu một cách toàn diện theo tuỳ chọn của người sử dụng. Mỗi khi tuỳ chọn này được chọn, hộp

    Extended Validation sẽ được hiển thị như sau:

    Có hai kiểu kiểm tra chính là:

  • Boundary/Limits Checking (kiểm tra theo giới hạn)
  • Main/Check Analysis (phân tích kiểm tra chính)


 

  1. Các tuỳ chọn về thời gian

    Hệ thống hiển thị giám sát điện năng phụ thuộc vào độ chính xác của sự duy trì về sai số thời gian để đảm bảo các thông số nhận được từ công tơ là tương ứng với thời gian sử dụng. Điều này rất quan trọng để đảm bảo thời gian của hệ thống sẽ được bảo trì bởi chương trình Central Station và mọi công tơ làm việc để hệ thống được cung cấp thông tin chính xác.

    Khi chọn tuỳ chọn này, hộp thoại Timing Option sẽ được hiển thị:


     


     


     


     

    Use the internal Clock on the PC (sử dụng đồng hồ trong của máy PC)

    Đây là một tuỳ chọn cơ bản và thích hợp với phần lớn người sử dụng. Khi tuỳ chọn này được sử dụng, điều đặc biệt quan trọng là phải đảm bảo chắc chắn đồng hồ của PC được duy trì chính xác, bởi vì sự sai lệch của nó sẽ dẫn đến sự sai lệch về thời gian của toàn bộ các công tơ làm việc. Việc điều chỉnh thời gian với giá trị lớn sẽ được yêu cầu nếu có sự sai lệch thời gian lớn hơn 5 phút.

    Take time from... (lấy thời gian chuẩn từ ...)

    Mục đích của tuỳ chọn này là đồng bộ các công tơ với nguồn thời gian bên ngoài. Tuỳ chọn này là có lợi nếu một hoặc nhiều công tơ làm việc trong hệ thống được nối với nguồn thời gian chính xác.

    Đối với các công tơ trong hệ thống đo đếm của Công ty Điện lực 2, không chọn mục này.

    Maximum time adjustment (điều chỉnh thời gian tối đa)

    Sau khi mỗi công tơ được đọc số liệu tự động, thời gian sẽ được đọc ra từ công tơ đó và được so sánh với đồng hồ PC. Nếu thời gian này không chính xác nhưng vẫn trong phạm vi một vài giây đã định cho trường này, thời gian của công tơ làm việc sẽ được điều chỉnh. Nếu sai số thời gian vuợt quá giới hạn, việc điều chỉnh sẽ không diễn ra và sai số sẽ được ghi lại (điều này để ngăn ngừa sự điều chỉnh thời gian với giá trị lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chu kỳ tích phân). Nếu tình rạng này diễn ra, phải tiến hành đặt lại thời gian bằng tay (mô tả trong phần dưới đây) để phục hồi sự đồng bộ thời gian.

    Giới hạn điều chỉnh thời gian tối đa nên được đặt đủ thấp để đáp ứng cho sai số thời gian của các công tơ làm việc (điển hình là 1,2 s / ngày). Nếu một công tơ làm việc trước sau vẫn sai ngoài dãi đã định, có thể là do công tơ đã bị lỗi.

  2. Set time (đặt thời gian)

    Set outstation Time (đặt thời gian cho công tơ làm việc)

    Tuỳ chọn đặt thời gian cho phép mọi đồng hồ trong hệ thống được đặt và đồng bộ. Đây là một chức năng được thực hiện bằng tay, khác với phương pháp đồng bộ tự động là một phần của thủ tục đọc số liệu hàng ngày. Chức năng này không có sự hạn chế về độ lớn của thời gian điều chỉnh. Do đặc điểm này, cần quan tâm khi thực hiện để phòng ngừa sự mất mát tính toàn vẹn của dữ liệu của các công tơ làm việc do sai lệch thời gian gây ra.

    Khi tuỳ chọn này được chọn, hộp thoại sau sẽ xuất hiện:


     

    Phần đỉnh của hộp thoại được sử dụng để đặt thời gian cho công tơ làm việc. Hộp danh sách hiển thị mọi công tơ làm việc không phải kiểu nhập dữ liệu bằng tay. Những công tơ được xác định nguồn đồng bộ bên ngoài được đặt trong dấu ngoặc vuông (chúng không thể được đặt thời gian từ chương trình Data link, nhưng thời gian có thể được đọc ra và hiển thị bằng cách sử dụng chức năng này)

    Để thực hiện đặt thời gian bằng tay cho một hoặc nhiều công tơ làm việc, sử dụng thủ tục sau:

  • Chọn công tơ theo yêu cầu từ hộp danh sách và nhấn vào nút "Set Station Time(s)". Một cách khác, nếu muốn mọi công tơ làm việc đã xác định sẽ được đặt thời gian, nhấn nút " Set all Station Times".
  • Chương trình Data Link sau đó sẽ gọi đầu tiên đúng công tơ được chọn và đọc thời gian của nó trước khi hiển thị hộp thoại so sánh thời gian:
  • Hộp thoại này hiển thị đồng hồ thời gian của cả chương trình Data Link và công tơ làm việc. Nhấn vào nút "Set outstation" sẽ dẫn đến Datalink điều chỉnh thời gian của công tơ làm việc phù hợp với thời gian của chương trình.

Cần quan tâm một số điều trước khi quyết định để đặt thời gian. Nếu có điều kiện không nên để quá trình điều chỉnh thời gian chạy qua ranh giới của hai chu kỳ tích phân. Đồng thời, bất cứ sự điều chỉnh thời gian với giá trị lớn nào có thể dẫn đến một chu kỳ nhất định sẽ trở nên mở rộng, ví dụ nếu thời gian của một công tơ làm việc được chỉnh lùi lại 5 phút, chu kỳ tích phân sẽ dài hơn chu kỳ bình thường 5 phút và có thể có số đo lớn khác thường. Hiển nhiên điều này có thể không luôn luôn có thể theo dõi được những giới hạn nếu do bất cứ một lý do nào công tơ làm việc được chuyển dịch quá xa từ thời gian thực, trong trường hợp này sự mất tính toàn vẹn của số liệu là không thể tránh khỏi. Để huỷ bỏ việc đặt thời gian, chỉ cần đơn giản nhấn vào nút "Cancel".

Set PC clock from outstation (đặt thời gian PC theo thời gian công tơ)

Phần thứ hai của hộp thoại cho phép người sử dụng đặt đồng hồ thời gian của công tơ từ công tơ làm việc chủ (Master Outstation) nếu có một công tơ như thế được xác định. Để thực hiện điều này, nhấn vào nút " Set time from Master " và chương trình Data Link sẽ đọc thời gian từ công tơ đó và hiển thị hộp so sánh thời gian như hiển thị bên trên ( ngoại trừ nút "Set Out Station" sẽ được thay thế bằng nút "Set PC"). Chấp nhận đặt thời gian hay huỷ bỏ thao tác này được thực hiện như đã trình bày bên trên.

Chú ý rằng trong khi không có vấn đề ảnh hưởng trực tiếp nào với việc đặt đồng hồ thời gian cho PC, nhưng điều này có thể đồng nghĩa với việc Data Link sẽ không còn đồng bộ với các công tơ khác trong hệ thống nữa.

Manually Set PC Clock (đặt đồng hồ thời gian cho PC bằng tay)

Đồng hồ thời gian trên màn hình hiển thị bởi Data Link và các chương trình ứng dụng khác trong chương trình Windows chỉ được hiển thị một cách không liên tục. Điều này có thể dẫn đến ấn tượng sai rằng thời gian không được đồng bộ một cách chính xác với đồng hồ được hiển thị trên màn hình.

Để đặt thời gian cho máy PC, nhập vào các giá trị của giờ, phút, giây vào ba hộp thoại. Khi nhập xong các giá trị này, nhấn nút 'Set PC time'

Bởi vì sai số thời gian diễn ra trong hệ thống có thể dẫn đến nguy hiểm cho sự toàn vẹn của dữ liệu, nên tuyệt đối tránh các vấn đề có thể xảy ra. Một vài nguyên tắc đơn giản có thể giữ sự đồng bộ của hệ thống một cách chính xác:

  • Giữ đồng hồ của PC được duy trì chính xác trong mọi lúc, kiểm tra đều đặn nó bằng nguồn thời gian chính xác. Chú ý rằng một số chương trình ứng dụng có thể ảnh hưởng đến đồng hồ thời gian.
  • Cho phép quá trình tự động đọc số liệu được thực hiện một cách đều đặn, bởi vì nó được xây dựng trên các chức năng tự động đồng bộ do đó là cách tốt nhất để duy trì thời gian của hệ thống.

Đáp ứng các thông báo cảnh báo vì sai số thời gian và xác định bản chất của vấn đề. Nắm bắt và xử lý sai số đồng hồ thời gian trước khi sai số quá lớn có thể dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn.

  1. Thu thập số liệu:
    1. Data Retrieval (Thu thập số liệu):

Menu Data Retrieval cung cấp các tuỳ chọn để chọn phương pháp chương trình Data Link sẽ đọc số liệu từ các công tơ làm việc. Điều này xác định các công tơ làm việc sẽ được kết nối và tần suất các cuộc gọi. Nhấn vào Data Retrieval. Hệ thống menu sau sẽ xuất hiện:


 


 


 


 


 


 

  1. Automatic Data Retrieval (tự động thu thập số liệu)

Automatic Data Retrieval đọc ra các số liệu tại thời điểm xác định từ mỗi công tơ làm việc như các giá trị công suất của các chu kỳ tích phân theo hàng ngày và lưu lại trong cơ sở dữ liệu. Quá trình đọc số liệu tự động cũng đồng bộ các đồng hồ thời gian của toàn bộ hệ thống mà không kể đến các số liệu có được đọc hay không. Tuỳ chọn này cũng chỉ thu thập các số liệu trong quá khứ có nghĩa là ngày hôm trước.

Automatic Data Retrieval (tự động đọc số liệu)

Nhấn vào tuỳ chọn này để hiển thị màn hình sau:


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 

Để thực hiện việc đọc số liệu tự động, phải xác định các thông số sau:

Calling list (danh sách các cuộc gọi)

Calling list là một danh sách các công tơ được gọi trong chế độ đọc tự động. Danh sách này nhạy cảm với thứ tự - Các công tơ sẽ được kết nối theo đúng thứ tự trong danh sách.

Các công tơ hiện tại không nằm trong danh sách sẽ xuất hiện trong hộp thoại bên tay trái.

Danh sách các cuộc gọi hiện tại (nếu có) sẽ hiển thị trong hộp thoaị bên tay phải.

Để bổ xung một công tơ làm việc vào trong danh sách

Điểm sáng công tơ đó trong hộp thoại bên tay trái.

Nhấn vào nút Add. Công tơ được chọn sẽ xuất hiện tại phần đáy của danh sách.

Để xoá bỏ một công tơ ra khỏi danh sách

Chọn công tơ này trong hộp thoại bên tay phải

Nhấn vào nút Remove. Công tơ đã chọn sẽ được loại bỏ và chuyển tới đáy của danh sách các công tơ hiện có.

Các công tơ làm việc đã được thiết lập cho phép nhập số liệu vào bằng tay sẽ không được xuất hiện trong danh sách của các công tơ hiện có.

Các công tơ làm việc được kết nối dùng chung một modem nên được ghép nối với nhau trong một danh sách cuộc gọi. Đường dây ghép nối giữa công tơ trung tâm với các công tơ này sẽ không ngắt ra giữa các cuộc gọi, dẫn đến tiết kiệm thời gian đọc số liệu và giá cước ghép nối.

Start time (thời gian bắt đầu)

Nhập giá trị của thời gian bắt đầu vào các hộp Hour (giờ) và Minute (phút)

Chương trình Datalink sẽ ngắt tất cả các thủ tục khác để kết nối đọc số liệu tại thời gian đã đặt. Thời điểm bắt đầu phải được chọn để đảm bảo việc đọc toàn bộ số liệu từ mọi công tơ sẽ được tiến hành không kéo dài qua thời điểm nửa đêm.

Việc đọc số liệu có thể chiếm một khoảng thời gian (tuỳ thuộc vào số công tơ trong danh sách cuộc gọi và số kênh của mỗi công tơ) và sẽ chậm đi nếu bất cứ hoạt động nào khác được diễn ra. Do đó nên đặt thời gian này vào lúc máy PC không được sử dụng (ví dụ vào ban đêm)

Chú ý rằng thời gian đọc giữa 00:00 và 00:14 không thể đặt được.

Status (trạng thái)

Để có thể thực hiện được việc tự động đọc số liệu, đặt Status Switch về giá trị ON

Maximum days (số ngày tối đa)

Khi việc tự động đọc số liệu được tiến hành, Data Link sẽ tìm ngược về cơ sở dữ liệu của nó để tìm bất cứ "Day data - số liệu theo ngày" bị mất cho mỗi công tơ trong danh sách các cuộc gọi và cố gắng đọc số liệu này. Giới hạn lùi xa bao nhiêu ngày để quá trình tìm kiếm sẽ được thực hiện được xác định bởi số ngày tối đa (Maximum days).

Thông thường, tuỳ chọn này nên được đặt với số ngày có thể được lưu trữ trong công tơ. Nếu hệ thống vừa được đưa vào vận hành ban đầu, giá trị này có thể giảm đi do công tơ còn chưa chứa đựng dữ liệu. Điều đặc biệt quan trọng là giá trị này phải lớn hơn số ngày của chu kỳ đọc số liệu (có nghĩa là nếu chu kỳ đọc số liệu là hàng tuần, giá trị này không được nhỏ hơn 7 ngày)

Retrieval cycle (chu kỳ đọc số liệu)

Sự vận hành bình thường (theo mặc đónh) của chương trình Data Link là thực hiện tự động đọc số liệu hàng ngày tại thời điểm định trước. Để thay đổi điều này, chọn tuỳ chọn theo yêu cầu từ nhóm 'Retrieval Cycle'.

Các tuỳ chọn sẵn có là:

Daily: tại thời điểm định trước

Weekly On: vào ngày xác định trong tuần tại giờ xác định

Monthly On: vào ngày xác định trong tháng tại giờ xác định

Với quá trình đọc số liệu hàng tuần, chọn Monthly On và chọn ngày cho việc đọc từ trong danh sách trải xuống.

Với quá trình đọc số liệu hàng tháng, chọn Monthly On và nhập vào ngày trong tháng sẽ tiến hành đọc số liệu (1 đón 28). Cần cẩn thận khi sử dụng tuỳ chọn Monthly On để đảm bảo chắc chắn mọi công tơ đã được lưu trữ tối thiểu số liệu của một tháng.

Sau khi nhấn OK, cửa sổ chính chương trình Data link sẽ hiển thị thông báo:

Automatic Retrieval @ hh:mm (với hh:mm là thời gian của cuộc gọi)

Trong khi quá trình tự động đọc số liệu đang được tiến hành, đồng hồ của công tơ sẽ được đồng bộ như sau:

Đặt lại đồng hồ của PC theo thời gian của công tơ chủ (Master Oustation) nếu công tơ này được sử dụng, và giá trị thời gian trong khoảng giới hạn đồng bộ cho phép. Nếu thời gian không thể được đọc hoặc ra ngoài khoảng cho phép, quá trình đồng bộ thời gian sẽ không được tiến hành trong quá trình đọc công tơ.

Khi mỗi công tơ được kết nối, thời gian của nó sẽ được so sánh với đồng hồ của PC. Một báo lỗi sẽ được phát ra nếu sai số thời gian vượt quá ngưỡng đặt trong Timing Options.

  1. Multiple Automatic Retrieval (Tự động đọc số liệu cho nhiều công tơ)

Nhấn vào tuỳ chọn này để kích hoạt hộp thoại sau:


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 

Đa số các chức năng của Multiple Automatic Retrieval làm việc tương tự như Automatic Retrieval , nhưng cung cấp sự linh hoạt hơn trong danh sách các cuộc gọi và quá trình vận hành. Các đặc điểm sau sẽ được bổ xung:

Operation: cho phép lựa chọn chỉ điều chỉnh thời gian hoặc cả đọc số liệu và điều chỉnh thời gian.

Calling Lists: cho phép tạo danh sách các cuộc gọi và đặt một tên nhất định có thể gán cho bất cứ công tơ (công tơ) nào. Có thể thiết lập tới 100 Calling List.

Để tạo một Calling List:

Chọn một Calling list và đặt tên cho nó (Calling list 2)

Chọn kiểu vận hành, chu kỳ đọc số liệu (hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng tháng), thời điểm bắt đầu và số ngày cực đại.

Nhấn Store. Add/Remove từ Automatic Calling list để khẳng định thao tác đã thực hiện.

  1. Period Monitor (Hiển thị giám sát theo chu kỳ )

Tùy chọn Period Monitor cho phép đọc các số liệu của ngày hiện tại trên cơ sở các chu kỳ tích phân. Độ dài thông thường của một chu kỳ tích phân bằng 30 phút.

Chọn tùy chọn Period Monitor, hộp thoại sau sẽ xuất hiện:


 

Có thể chọn một hoặc nhiều công tơ làm việc từ trong danh sách bằng cách nhấn vào tên công tơ làm việc.

Status (trạng thái)

Thao tác Period Monitor có thể được bật hoặc tắt bằng cách sử dụng nút Status.

Retrieve every n period (đọc số liệu mỗi n chu kỳ)

Giá trị thông thường (mặc định) bằng1

Giá trị được nhập vào chỉ ra số chu kỳ tích phân giữa các lần đọc, ví dụ nếu có 48 chu kỳ trong một ngày và giá trị này được đặt bằng 4, thì quá trình đọc số liệu sẽ được tiến hành vào thời điểm bắt đầu của mỗi giờ chẵn.

Việc đọc số liệu Period Monitor sẽ luôn luôn được tiến hành vào thời điểm ranh giới của chu kỳ thứ n.

Period Data (số liệu theo chu kỳ) cho ngày hiện tại sẽ được thiết lập mỗi khi quá trình Period Monitor thực hiện.

Nếu quá nhiều công tơ làm việc được giám sát, có thể yêu cầu nhiều hơn một chu kỳ để đọc mọi số liệu.

Tại thời điểm ranh giới lúc nửa đêm số liệu chu kỳ của các ngày hiện tại được biến đổi sang số liệu ngày.

Việc giám sát theo chu kỳ (Period Monitor) không thể thực hiện đối với công tơ làm việc được đónh nghĩa là Manual (nhập số liệu bằng tay).

  1. Deltamin Monitor (Giám sát theo khoảng thời gian ngắn)

Deltamin Monitor (hoặc delta minute) làm việc theo cách tương tự Period Monitor ngoại trị số liệu được đọc là các số liệu trong khoảng thời gian ngắn (ví dụ các số liệu sinh ra trong một chu kỳ ngắn hơn chu kỳ tích phân tiêu chuẩn, thông thường là 3 phút)

Khi chọn tuỳ chọn Deltamin Monitor, hộp thoại sau sẽ xuất hiện:


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 

Các số liệu Deltamin được lưu lại với giá trị trong n giờ, với n là giá trị được nhập vào hộp thoại Storage.

Chú ý rằng một số lượng lớn số liệu sẽ được tạo ra nếu tuỳ chọn Delta minute được sử dụng, do đó thời gian lưu trữ không nên quá lớn, tuỳ thuộc vào giới hạn của từng hệ thống riêng biệt.

Các công tơ làm việc được xác định như đọc bằng tay hoặc PPM không được trợ giúp bởi chức năng Deltamin Retrieval.

  1. Manual Retrieval (Đọc số liệu bằng tay):

Chọn tuỳ chọn này sẽ kích hoạt hộp thoại sau:


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 

Để khởi động quá trình đọc số liệu bằng tay:

Nhập số ngày đọc số liệu tuỳ theo yêu cầu.

Nhập ngày bắt đầu vào ba hộp soạn thảo DD MM YY

Chọn công tơ làm việc theo yêu cầu từ trong bảng danh sách.

Nếu tuỳ chọn 'Warn on Overwrite- cảnh báo khi ghi đã được chọn, chương trình Datalink sẽ kiểm tra số liệu đã được nhập vào cơ sở dữ liệu hay chưa. Nếu số liệu đã được nhập, một thông báo cảnh báo sẽ được hiển thị và đưa ra một tuỳ chọn để bỏ qua không nhập số liệu cho ngày này. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp số liệu đã được soạn thảo nhập vào cơ sở dữ liệu bằng tay.

Nhấn nút OK

Chú ý: Không thể thực hiện thao tác Manual Data Retrieval trong vòng nửa giờ của quá trình đọc số liệu tự động 'Automatic Retrieval'. Nếu cứ cố gắng thực hiện điều này, một thông báo nhấp nháy ' Schedule violation - chương trình bị vi phạm' sẽ xuất hiện và việc thu thập số liệu bằng tay sẽ không thể diễn ra. Việc đọc số liệu có thể được thực hiện lại sau này hoặc lập lại kế hoạch việc đọc số liệu tự động và quá trình đọc số liệu có thể được thực hiện ngay lập tức.


 

  1. Export (xuất dữ liệu)

    Tùy chọn này cho phép kết xuất dữ liệu dưới nhiều định dạng khác nhau


     


     


     


     


     


     


     


     


     


     


     

    Để tạo một bộ các file dữ liệu xuất, thực hiện thủ tục sau:

    Nhập số ngày của các dữ liệu sẽ được kết xuất (Number of Days)

    Nhập ngày tháng: DD MM YY

    Chọn các trạm làm việc sẽ kết xuất dữ liệu theo yêu cầu. (nhấn 'Select All' sẽ chọn tất cả các trạm)

    Xác định đường dẫn tới vị trí sẽ tạo lập các file dữ liệu xuất.

    Chọn hộp chọn 'Apply pulse values - áp dụng các giá trị xung'. (Thông thường các giá trị xung nên được áp dụng, bởi vì các số liệu sẽ không đầy đủ ý nghĩa nếu thiếu các giá trị này, nhưng tùy chọn này được đưa ra cho trường hợp nếu có yêu cầu áp dụng các giá trị xung từ trong chương trình phần mềm nhận số liệu)

    Chọn định dạng số liệu kết xuất thích hợp

    Nhấn OK

    Các định dạng xuất dữ liệu có tên gọi theo quy ước như sau:

    Excel (CSV)         ddmmyyss.CSV

    Extended CSV         ddmmysss.CSV

    Với:

    ddmmyy là ngày tháng năm , ví dụ 031190 là ngày 3 tháng 11 năm 1990.

    sss là số thứ tự trạm làm việc, ví dụ 007 là ký hiệu cho trạm làm việc số thứ tự thứ 7.

    nn là số thứ tự trạm trung tâm.

    Ghi chú: mọi file xuất là dạng text ASCII    

  2. Delete oustation (xoá trạm làm việc)

    Delete oustation cho phép xoá một trạm làm việc và mọi số liệu liên quan tới nó. Cẩn thận khi sử dụng tuỳ chọn này. Một cảnh báo sẽ được đưa ra để khẳng định nếu trạm làm việc này là thực sự sẽ bị xoá.

    Nhấn vào Delete oustation sẽ xuất hiện màn hình sau.


     


     


     


     


     


     


     

    Để xoá một trạm làm việc, chọn trạm định xoá, sau đó nhấn vào nút OK. Một cảnh báo sẽ được đưa ra hỏi người sử dụng khẳng định nếu thực sự muốn xoá trạm làm việc đó

    Chọn Yes để xoá trạm làm việc và mọi số liệu liên quan tới nó. Một hộp trạng thái sẽ hiển thị một thông báo của số liệu hiện hành đang bị xoá. Chọn No sẽ kết thúc việc xoá.


     

  3. Profile Viewer (bộ xem hồ sơ phụ tải)

    Profile Viewer cho phép hiển thị hoặc in ra các kênh số liệu của trạm làm việc hoặc các cờ thông báo trong một khoảng thời gian nhất định.


     


     


     


     


     


     


     


     


 


 

Để xem số liệu:

Chọn Oustation và Chanel (công tơ làm việc và kênh số liệu)

Chọn Profile (Data hoặc flag - thông số hay cờ báo)

Chọn Month hoặc User ( cho phép chọn tháng hoặc thời gian tuỳ theo người sử dụng được xác định trong khoảng 1 - 12 tháng)

Nhấn Draw để hiển thị hoặc Print để in ra các số liệu hồ sơ phụ tải

Để thoát khỏi chương trình Profile Viewer, nhấn Quit

Một thanh màu tại phần đáy của đồ thị biểu thị sự dao động lên xuống của kênh công suất. Bất cứ kênh nào bị thiếu số liệu sẽ đuợc hiển thị bằng mầu đen.

Di chuyển con trỏ trong đồ thị sẽ hiển thị các giá trị thời gian, ngày tháng và các giá trị đọc tại các thời điểm riêng rẽ. Số liệu tổng quát của nhiều ngày cũng có thể được hiển thị dưới dạng đồ họa.

Nếu nhấn phím trái chuột, hộp thoại Quick Data được kích hoạt hiển thị các số liệu của chu kỳ hiện tại ./.


 

(Các mục còn lại: tham khảo phần hướng dẫn trong chương trình DataLink)